ra nghi ngờ, lo lắng con trai chơi bời, cờ bạc hay gái gú, nghiện ngập... nhưng có gạn hỏi thế nào cũng không biết được gì hơn. Cô dâu Huyền thấy vậy đã động viên bố mẹ rằng: “nghe nói anh ấy đang có vụ làm ăn lớn lắm, sắp thành công rồi, sẽ thu được nhiều tiền” nên ông bà cũng dần yên lòng chút nào. Ông bà thầm nhủ, may mà còn được đứa con dâu hiểu và thương bố mẹ chồng chứ không thì ông bà lo lắng đến chết mất. Cứ như vậy, số tiền cưới hai vợ chồng Huyền gửi ông bà đã bị chồng Huyền “vay” hết từ bao giờ, thậm chí còn “lõm” cả vào tiền của bố mẹ chồng Huyền.
Nhưng rồi, cũng rất vô tình mà ông bà Tóa biết được sự thật, một sự thật mà ông bà không bao giờ ngờ tới. Hóa ra, cô con dâu của ông bà không tuyệt vời như ông bà vẫn nghĩ. Đưa tiền mừng đám cưới cho ông bà chỉ là bước đầu để lấy lòng bố mẹ chồng, sau đó cô “điều khiển” chồng lấy lại dần bằng cách “vay” ít một. Vì biết bố mẹ chồng tin tưởng con trai nên cô chỉ việc đứng sau chỉ đạo. Nếu là người khác nói thì ông bà sẽ gạt đi mà cho rằng họ đặt điều. Đằng này, ông bà không được nghe từ chính cái miệng xinh đẹp của con dâu: “Em nói với bố mẹ là anh có việc cần tiền chứ không hé lộ là mình “xin” lại tiền mừng đâu. Đợi một thời gian nữa, anh nói khéo để bố mẹ sang tên sổ đỏ đất nhà cho mình, rồi mình bán hết ở đây đi, ra Hà Nội ở nhé. Bố mẹ có thể ở cùng vợ chồng chị cả cũng được, vợ chồng mình chu cấp hàng tháng chứ em chán ở với hai người lắm rồi, cứ phải sống giả tạo làm đẹp lòng ông bà mệt quá ...”.
Hóa ra là vậy, cô con dâu hiền lành của ông bà Tóa đã hiện ra bộ mặt thật là một đứa tham lam, sống giả tạo, lừa lọc... Điều làm ông bà đau khổ hơn cả là tại sao con trai ông bà lại im lặng lúc con dâu nói những câu như vậy, tại sao con trai lại chịu làm theo “âm ưu” của vợ, đang tâm lừa dối cả bố mẹ mình, có lẽ nào con trai ông bà giờ đủ lông đủ cánh, có hạnh phúc mới mà không còn cần quan tâm đến cha mẹ nữa. Ông bà chỉ còn biết lắc đầu: "Ôi nàng dâu... 5 chỉ của tôi".