đèn?
- Vợ con dịch thêm sách kiếm tiền mà mẹ!
- Anh đi làm không lo đủ cho nó được hay sao mà nó phải thức khuya làm thêm?
- Thì bọn con cũng phải tranh thủ lúc còn trẻ thì dành dụm chứ!
- Thiếu tiền thì bảo tôi, chứ đêm nào cũng như thế thì sinh bệnh đấy, anh cũng nhậu nhẹt ít thôi, hết giờ thì về nhà đỡ nó!
Tôi thấy hơi “lạ lùng” khi nghe mẹ chồng nói vậy. Nhưng còn thấy lạ hơn khi một lúc sau thấy tôi đang lúi húi dưới bếp bà bảo: “Chị từ giờ làm gì thì làm đừng có để đèn đến khuya, tốn điện nhà tôi mà ánh sáng hắt xuống tôi không ngủ được”. Nói xong bà lên nhà còn tôi vừa cười vừa rơm rớm nước mắt. Tôi nhận ra, tuy nói câu nào nghe cũng chan chát nhưng mẹ thương yêu tôi thật.
Sau lần đó tồi dần dần hiểu được cái gu của bà. Đúng kiểu "khẩu xà tâm phật” vì bà chẳng bao giờ nhẹ nhàng và dịu dàng với cả hai vợ chồng tôi, nhưng kì thực bà rất lo lắng để ý tới con cái.
Ba tháng sau khi kết hôn, tôi có bầu. Hai vợ chồng tíu tít khoe với mẹ, bà vui mừng ra mặt nhưng vẫn giữ đúng phong cách: "Vậy mà tôi cứ tưởng chị lười thế thì tịt chứ, cứ liệu mà chạy cầu thang và đi giày cao gót nhé”.
Sáng hôm sau, bà lại đưa cho tôi tờ giấy và bảo: “Từ giờ chị đi chợ theo thực đơn này cho tôi, mấy món chị làm tôi không nuốt nổi”. Cầm tờ thực đơn lên xem, tôi cảm động khi những món ăn toàn… cá và thịt – những món mẹ tôi ghét nhất, nhưng lại là những món tốt cho phụ nữ mang thai. Tôi trêu bà: “Mẹ có chắc không ghi nhầm đấy chứ?”. Bà lại cáu: “Tôi chưa già chưa lú đâu, chị cứ thế mà làm, đi làm đi cho tôi còn xem phim".
Từ hôm đó, bà không ưu tiên tôi hơn chút nào, tôi vẫn nấu cơm và làm tất cả việc nhà, nhưng mỗi khi tôi động tay vào việc gì thì bà lại la lên: “Thằng Quân đâu, nó lau cầu thang bao giờ mới xong cho tôi đi đây, mày xuống làm cho nhanh”, “Thằng Quân đâu, nó nấu cơm chán quá tôi không ăn được, anh có xuống làm không thì bảo”…
Mẹ chồng tôi kì cục và đáng yêu thế đấy!