Còn nếu vẫn băn khoăn, chưa tin tưởng được thì nên tạm hoãn hôn lễ một thời gian để cân nhắc.
Tiễn Thắng ra cửa, Hoa thấy chồng tương lai ngó nghiêng mảnh sân vườn rộng trước nhà, buột miệng: ‘Mảnh đất này, bố mẹ định chia cho 2 chị em em thế nào?’. Hoa không trả lời, chột dạ nghĩ: ‘Chưa cưới mà ‘hắn’ đã ngó đất nhà mình rồi’.
Hoa là con cả, dưới còn một cô em đang học Đại học. Ngoài căn nhà 50m² đang ở thì còn mảnh sân chừng 30m² nữa. Chuyện nhà đất chia cho con cái bố mẹ Hoa tính thế nào, Hoa còn chưa rõ. Thế mà Thắng đã muốn “tính toán” rồi.
Thắng tính tình chăm chỉ, biết ứng xử nên được cả nhà Hoa quý. Có điều, Thắng quê ở Thái Nguyên. Cưới nhau, cả hai sẽ phải thuê nhà trọ. Trước đây, Hoa chưa hề nghi ngờ tình cảm của Thắng dành cho mình. Nhưng từ khi Thắng cứ ướm hỏi chuyện đất cát, Hoa lại sợ anh chàng này đến với cô là đang có ý “tăm tia” đất cát chứ chẳng thật lòng với mình. Cho dù định tháng sau, nhà Thắng sẽ sang thưa chuyện cưới xin với nhà Hoa thì Hoa cũng muốn hoãn.
Cũng bất an vì câu hỏi đụng chạm tới “của hồi môn” từ chồng sắp cưới là Ngân (Gia Lâm, Hà Nội). Biết nhà Ngân mới bán mảnh đất được gần chục tỷ đồng, Nam hỏi ngay: “Em được chia mấy phần? Cưới xong, vợ chồng mình gom tiền mua nhà riêng nhé, chứ ở chung cư chán lắm”. Sau đó, Nam còn hỏi câu này nhiều lần vì Ngân chưa muốn trả lời rạch ròi.
“Chẳng rõ mình có đang bị lợi dụng không nữa? Sắp cưới mà suốt ngày gặp nhau chỉ hỏi về đất cát với tiền tỷ. Của cải là của bố mẹ, bố mẹ mình cho bao nhiêu thì mình nhận bấy nhiêu, chứ chẳng đòi hỏi gì. Nghĩ đơn giản mình là phận gái, lấy chồng thì hưởng phúc nhà chồng thôi” – Ngân kể.
Ngân cho biết, cô quen Nam được một vài năm nhưng yêu đương và tính chuyện cưới thì chỉ mới đây thôi. Chính điều đó khiến Ngân sợ, Nam đến với mình là có mục đích. Có khi, Nam biết nhà Ngân bán đất, nhiều tiền nên mới theo đuổi cô, chứ chưa hẳn là thương nhau thì mới đến với nhau. Ngân đang băn khoăn, muốn trì hoãn hôn lễ để xác định lại tình cảm của Nam.
‘Dòm ngó’ là chuyện bình thường
Khi đã xác định cưới thì mỗi bên cũng muốn tìm hiểu rõ hơn về đối phương. Điều này bao gồm cả việc xem bên kia có bao nhiêu của hồi môn... Đó cũng là tâm lý bình thường. Chỉ khác ở chỗ có anh hỏi thẳng, có anh chỉ ôm băn khoăn trong lòng mà ngại hỏi, tất nhiên cũng có anh cũng không coi trọng lắm về của cải bên vợ tương lai...
Một khi đã hỏi thẳng thì có thể khiến chị em phụ nữ hiểu lầm rằng: “Chưa cưới mà đã nghĩ đến của cải”. Sau đó, liên hệ đến tình yêu mà chồng sắp cưới dành cho mình. Cách kiểm tra này có điểm tốt là phát hiện ra những anh “đào mỏ” và có giải pháp kịp thời. Nhưng cũng có nhược điểm là đánh giá sai đối phương. Có anh hỏi vợ tương lai chuyện của cải là muốn biết, muốn hiểu hoặc muốn hoạch định những chuyện về sau.Chẳng hạn, nếu bên vợ tương lai không có tiền, có đất thì hai vợ chồng sẽ phải tính cách xoay sở thế nào khi ở riêng?... Do đó, chị em nên mạnh dạn trao đổi suy nghĩ của mình. Nếu chưa rõ thì nói là không biết bố mẹ định chia thế nào và động viên để cả hai cùng phấn đấu thay vì trông chờ vào của hồi môn.
Phương Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã từng trải qua chuyện này cho biết: “Hồi sắp cưới, thấy mình đi xe tay ga mới, chồng tương lai hỏi: ‘Xe này là của em hay bố mẹ mua cho em gái?’. Mình hơi choáng vì nghĩ ngay là chồng mình đang ‘ngó nghiêng’ tài sản gì của mình. Ngay lập tức, anh ấy bào chữa: ‘Anh hỏi thế để còn biết. Không thì để cưới xong, gom tiền mua xe cho em đi làm’”.
Phương Anh kể, lúc đó cô “thở phào” và cũng yên tâm đôi chút. Sợ